Kể từ khi con người bắt đầu sử dụng công cụ tìm kiếm nhiều hơn và thu thập thông tin có chọn lọc hơn, trận chiến giữa SEO Onpage và UX (trải nghiệm người dùng trên website) đã nổ ra. Một bên thì cần đáp ứng đủ các yếu tố SEO, một bên lại cần thoả mãn trải nghiệm người dùng. Song giải pháp khôn ngoan nhất không phải là cân bằng cả hai sao? Vừa có đầy đủ nội dung và từ khóa để SEO Onpage, vừa giúp trang web của mình dễ dàng điều hướng và chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng. Chỉ cần thực hiện theo 5 mẹo sau, website của bạn sẽ tự động cân bằng giữa SEO và UX.
SEO Onpage và UX kết hợp hiệu quả nhất là khi thực hiện chiến lược “High-level messaging”
High-level messaging (thông điệp cao cấp) chính là thông điệp mà các Marketers muốn gửi gắm cho người dùng khi thiết kế website. “High-level messaging" trên một trang web thường bao gồm các tiêu đề, tiêu đề phụ và thông điệp kêu gọi hành động. Chiến lược này có hai chức năng chính yếu: nó níu kéo và hướng sự chú ý của khách truy cập vào trang web, đồng thời nó cũng hỗ trợ SEO Onpage. Vì vậy đây là một lựa chọn tuyệt vời cho các Marketers khi làm trang web.
Ở góc độ UX (tối ưu trải nghiệm người dùng), các nhà thiết kế web thường sử dụng “visual hierarchy" - hệ thống phân cấp trực quan, nghĩa là họ sắp xếp các đồ họa elements theo thứ tự quan trọng. Mục tiêu là tạo ra sự phân cấp thông tin, đánh thức thị giác và giúp người dùng nhận biết thông tin theo cấp bậc. Cụ thể, các heading được “khoác lên” phông chữ lớn nhất, các tiêu đề phụ có phông chữ nhỏ hơn một chút. Điều này giúp khách truy cập web xử lý thông tin nhanh chóng khi họ lướt trang.
Về phía SEO Onpage, tiêu đề chính trên một trang web thường là thẻ H1, nó chính là một thẻ HTML thể hiện một tiêu đề trên trang web cho các công cụ tìm kiếm. Trước khi tiếp cận với “high-level messaging" của website, hãy thực hiện những nghiên cứu về từ khóa và suy nghĩ về trọng tâm của mỗi trang. Hãy tạo lập một chiến lược Onpage và chèn các từ khóa trong tiêu đề của bạn, cùng với đó phải giữ cho ngôn ngữ thật rõ ràng, hấp dẫn và dễ tiếp cận. Đừng đánh giá thấp khách hàng của bạn, họ có thể biết sự khác biệt giữa các tiêu đề hữu ích, giàu thông tin với các tiêu đề quá tải, chèn từ khóa quá tay.
Thể hiện nội dung chuẩn SEO Onpage bằng những cách sáng tạo trên nền tảng chuẩn UX
Một trong những trận chiến lớn nhất giữa các chuyên gia SEO Onpage và các chiến lược gia UX là về lượng nội dung cần có trên một trang web. Làm SEO, bạn cần có đủ nội dung để các công cụ tìm kiếm như Google có thể hiểu trang này tập trung vào điều gì, nhưng song song bạn cũng cần phải rõ ràng, súc tích, ít chữ nhất có thể để níu kéo khách truy cập của bạn.
Nếu một trang nào đó yêu cầu phải có nhiều nội dung, đừng sợ rằng “lố” chữ, thay vào đó hãy sáng tạo về vị trí và cách đặt thông tin. Trên trang chủ của bạn, những phần đầu tiên của trang nên liên kết với các trang con quan trọng nhất của website. Bởi vì khách truy cập có xu hướng lướt nhanh trên các trang web, nên hầu hết khách truy cập lướt qua trang chủ và sử dụng nó làm cổng vào các trang nội bộ. Sau các phần chính yếu trên trang chủ, hãy thêm một vài phần có nội dung ít cần thiết hơn nhưng hữu ích để tăng lượng nội dung trên trang. Tăng nội dung SEO Onpage chính là một điểm cộng cho doanh nghiệp trong mắt Google - “ông trùm” trong làng công cụ tìm kiếm.
SEO Onpage phải đồng hành với một điều hướng thông minh
Muốn thiết kế website xịn sò, SEO Onpage phải kề vai sát cánh với điều hướng thông minh. Điều hướng trực quan, thông minh là một phần quan trọng trong mục đích tạo hiệu ứng tốt ở trải nghiệm người dùng. Nếu một khách truy cập web gặp khó khăn trong việc điều hướng trang web, họ vào website nhưng không biết phải đi đâu tiếp theo, thì tỉ lệ thoát trang sẽ rất cao! Trước đây, các trang web được thiết kế với rất nhiều trang điều hướng, nhưng điều đó đã thay đổi. Ngày nay phần lớn khách truy cập xem các trang web trên các thiết bị nhỏ hơn và vì thời gian hạn hẹp, nên họ mong muốn tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm càng nhanh càng tốt.
Đối với mục tiêu SEO Onpage, bạn có thể muốn có nhiều trang trên homepage nhưng bạn không nhất thiết phải cần tất cả các trang đó trong điều hướng của mình. Tránh có nhiều thả xuống trong menu khi xem trên các thiết bị nhỏ như điện thoại, điều đó chỉ khiến cho người dùng đặc biệt khó điều hướng hơn. Nếu bạn cần hiển thị nhiều trang dịch vụ hoặc sản phẩm, hãy xem xét việc thiết kế menu theo tầng, khi khách hàng cần xem thêm thì nó mới hiển thị trên màn hình.
Tận dụng tối đa Blog của bạn khi làm SEO Onpage
Trang blog/tin tức sẽ là nguồn hỗ trợ đắc lực cho cả SEO Onpage và UX. Từ quan điểm SEO, blog là một cách đơn giản để thêm nội dung mới vào trang web của bạn, vừa giúp người dùng biết thêm nhiều thông tin bổ ích về sản phẩm/dịch vụ của bạn, vừa rất hiệu quả về SEO. Chiến lược tạo các bài viết dài tập trung vào một số từ khóa nhất định cũng hỗ trợ thứ hạng của công cụ tìm kiếm, cũng như tạo ra liên kết nội bộ giữa các bài đăng blog với trang web của bạn.
Từ lăng kính của việc tối ưu UX (trải nghiệm người dùng) trên website, blog là một công cụ thân thiện trong việc tìm kiếm thông tin, khách hàng có thể dễ dàng săn tìm thông tin trên này. Thay vì đưa vào trang web chính của bạn hàng tấn nội dung, với nhiều chữ “tranh chấp" trên website, gây khó tìm cũng như điều hướng, hãy đặt nội dung này ở blog. Bạn có thể sắp xếp thông tin của mình bằng cách phân loại các bài đăng trên blog và thêm thẻ. Triển khai công cụ tìm kiếm cho blog của bạn là một cách khác để giúp khách truy cập dễ dàng truy cập vào thông tin mà họ đang tìm kiếm. Nếu bạn làm được điều đó, blog chính là công cụ tốt nhất để bạn cân bằng giữa SEO Onpage và UX.
Cuối cùng, thêm video vào bài blog là một cách tuyệt vời để tăng UX. Hãy đảm bảo rằng bạn viết nội dung và đăng video đính kèm vào bài. Công cụ tìm kiếm không có khả năng thu thập dữ liệu video, vì vậy bạn cần bao gồm vài dòng mô tả. Điều đó giúp Google nhận diện video và tăng hiệu quả SEO Onpage của bạn.
SEO Onpage cần hoàn hảo và thiết kế tối ưu trên thiết bị di động
Trải nghiệm người dùng di động là một lĩnh vực mà SEO Onpage và UX đang hướng tới. Chính vì sự bùng nổ của lượng người dùng điện thoại di động, năm 2016, Google đã công bố lập index trên thiết bị di động, điều đó có nghĩa là Google chủ yếu sử dụng phiên bản di động của trang web để lập index và xếp hạng. Mobile-first index hiện tại đang cực kỳ nổi bật, vì vậy bạn cần xem xét trải nghiệm di động của trang web của doanh nghiệp cho cả phương diện tối ưu hoá kết quả tìm kiếm và trải nghiệm người dùng.
Chính vì lý do đó, thêm nội dung một cách chiến lược thật sự rất quan trọng để SEO Onpage và tối ưu hóa trải nghiệm UX trên thiết bị di động. Khi thiết kế website, hãy tìm kiếm designer có kỹ năng thiết kế trên thiết bị di động với tất cả nội dung, hình ảnh và các yếu tố thị giác đều thể hiện được trên các kích thước thiết bị khác nhau. Vị trí của các đối tượng và việc sử dụng khoảng trắng đều rất quan trọng, vì khách truy cập chạm vào nút hoặc liên kết bằng ngón tay của họ. Nếu các đối tượng quá gần nhau, trang web của bạn sẽ khó điều hướng trên một thiết bị nhỏ hơn.
Cuối cùng, sự thật là tất cả mọi người thường vừa lướt điện thoại vừa làm những việc khác, do vậy sự chú ý của họ có thể bị phân tán trong khi họ đang lướt trang web. Do đó, tạo điều hướng và trải nghiệm tốt rất quan trọng trên thiết bị di động. Việc kết hợp về SEO Onpage và UX phải thoả mãn các điều kiện của điện thoại di động đề ra, nếu không hiệu quả trang web cũng chẳng được như mong đợi.